QUAY CÚNG THẤT 49 NGÀY

Lễ cúng 49 ngày

Lễ cúng 49 ngày (Hán-Việt: Chung thất) là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của người còn sống đối với người mới qua đời. Đây là một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời được 49 ngày.

Bắt nguồn từ học thuyết của Phật Giáo, theo đó âm hồn của người khuất trước khi siêu thoát phải trải qua 7 lần phán xét. Và mỗi lần như vậy quy định kéo dài 7 ngày, tổng cộng hết 49 ngày. Theo kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo, người chết sau khoảng thời gian như trên. Họ sẽ được thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với những “nghiệp” xấu đã gây tạo hoặc được siêu thoát khi làm tốt. Giữ cho tâm hồn được thanh thản và không vướng điều gì ở trần đời là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn.

Phương thức tính ngày cúng 49 ngày 

Vì đất nước trải dài nên tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau. Kéo theo đó các vùng miền khác nhau, sẽ có những cách tính cúng chung thất khác nhau, sau đây là 2 cách thường thấy:

  • Cách đầu tiên: Thời gian làm lễ trong khoảng 49 ngày, được tính từ lúc người đó qua đời. (Mọi người thường dùng cách này nhất. Vì một số trường hợp có thể dời ngày an táng để chờ những người thân ở nơi xa trở về.)
  • Cách thứ hai: Thời gian làm lễ được tính từ ngày thứ 49 từ ngày an táng.

Có cần cúng cơm sau 49 ngày

Trong 49 ngày là quá trình phán xét của linh hồn, đồng thời chưa siêu thoát hẳn. Lúc này gia đình phải cúng cơm hằng ngày. Một số nơi có thể cúng tươm tất hơn vào những ngày mùng 1 và rằm. Và sau dịp này linh hồn người mất sẽ được di chuyển sang cảnh giới khác. Nên ta chỉ cần cúng vào 100 ngày, các ngày giỗ được quy định, rằm, mùng 1. Chứ không cần cúng cơm liên tục như những ngày đầu.

Những điều cần lưu ý trong quá trình làm lễ cúng 49 ngày

  • Trong quá trình cúng cần chuẩn bị kỹ càng và nghiêm túc để tránh những việc xui rủi. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến người mất và người đang sống.
  • Ăn mặc đồ sẫm màu, không vui đùa cười nói to tiếng. Điều này làm ảnh hưởng và không tôn trọng mọi người ở đó. Và chứng tỏ không có lòng thành và sự kính trọng với người đã khuất.
  • Không tranh giành, tị nạnh với nhau vào lúc này. Gia đình phải hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau để vong linh cảm thấy an tâm đi về miền cực lạc.
  • Khi cúng các con vật như mèo, chó và đặc biệt côn trùng như ruồi, bồ hóng rất dễ bu vào lễ vật. Vì vậy cần cắt cử người trông nom để đảm bảo mâm cúng được an toàn.
  • Dọn nhà, bàn thờ sạch sẽ và không để quá nhiều đồ vật bẩn như tàn nhang. Nhất là hoa hoặc trái cây luôn được tươi, không quá chín.
  • Từ ngày mất đến ngày thứ 49 cần đốt nhang liên tục ngày này qua ngày khác. Cần phải chú ý việc này có thể dẫn đến cháy, nếu tàn nhang rớt vào giấy hoặc vải khi cắm không cẩn thận.
  • Cần hóa vàng sau 7 ngày, làm liên tục cho đến tuần thứ 7 thực hiện lễ 49 ngày. Lưu ý khi sắm cần chuẩn bị đầy đủ các loại trong quy định và đốt phải cháy hết.
  • Nếu gia đình theo đạo Phật, có thể đưa vong linh vào nương tựa cửa Phật. Nhằm giúp vong linh nhanh chóng được siêu thoát và hóa giải điềm dữ.
Dù mưa gió, đêm khuya, bất cứ khi nào bạn cần GỌI NGAY 24/24 KHI CẦN GẤP: 0907214414 – 0936071698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *